Thiết giáp chở quân (APC – Armored Personel Carrier) hay còn gọi là thiết vận xa M-113 là loại xe APC phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đaị. Được sản xuất vào cuối thập niên 50, vào thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, với hơn 28.000 chiếc được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu là các phiên bản M-113A1, M-113A2, M-113A3. Hiện nay M-113 còn phục vụ trên 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thiết vận xa M 113 và cuộc thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam
Cuối năm 1961, trước áp lực quân sự ngày càng cao của quân giải phóng miền Nam (GPMN), tiến hành hàng loạt cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của Quân VNCH, Hoa Kỳ đã tăng cường yểm trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Trong số những quân dụng được Hoa Kỳ chuyển giao cho Quân VNCH có loại xe thiết giáp M 113. Ban đầu, các xe này được đem huấn luyện và trắc nghiệm trong các cuộc hành quân bộ binh có sử dụng cơ giới. Cuộc chuyển giao M-113 phục vụ trong chiến đầu tiên diễn ra vào ngày 30 tháng 2/1962 với 32 chiếc M 113, trong đó 30 chiếc giao cho hai đại đội thiết giáp Ngụy, mỗi đại đội có 15 chiếc. Theo tổ chức, mỗi đại đội có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 M-113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M 113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly và 3 súng phóng hỏa tiễn 3.5 và một ban chỉ huy đại đội có 2 M-113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và sửa chữa. Hai đại đội M-113 này chính thức xuất quân vào ngày 11-6-1962, và VNCH quyết định đưa hai đơn vị này xuống đồng bằng Cửu Long để bảo vệ trục lộ huyết mạch nối miền Tây với Sài Gòn. Hai đại đội đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 và Sư đoàn 21 Bộ binh, sau đó được cải biến thành đại đội 7 và đại đội Cơ giới M-113.
Theo học thuyết quân sự Hoa Kỳ, loại M 113 được dùng như một loại “quân Taxi chiến trường” mang quân đến tận trận địa rồi đội quân xuống bộ tấn công mục tiêu, thế nhưng trên chiến trường VN, kinh nghiệm cho thấy đem lực lượng bộ binh tới sát mục tiêu thường bị tổn thất nặng, khả năng di động bị hạn chế tối đa, phải hy sinh khả năng yểm trợ của thiết vận xa. Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ đã khẳng định như “đinh đóng cột” rằng Việt Nam là chiến trường của Bộ binh, không phải là đất dụng võ cho lực lượng thiết giáp. Các vị tướng Hoa Kỳ cũng đưa ra dẫn chứng bằng những những thất bại của Thiết giáp Pháp trong cuộc chiến từ 1946-1954 tại Việt Nam. Các nhà quân sự Mỹ kết luận rằng Việt Nam có địa hình chi chít núi non rừng rậm và nhiều sông ngòi đầm lầy chỉ là “mồ chôn” cho các loại xe cơ giới này. Từ những kinh nghiệm đó, Mỹ và quân VNCH đã biến M-113 thành xe chiến đấu trực tiếp hơn là một xe thiết vận xa APC thuần túy. Với một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn, M-113 đã trở thành một lo cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp thay gì núp kín và chờ đến nơi qui định mới xuống xe để chiến đấu. Và cách đánh này cũng được nhiều đơn vị Hoa Kỳ áp dụng sau này.
Thời gian này, Thiết vận xa M-113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M-113 cũng có cách thích ứng ngay. Trong năm 1963 nhiều chiến thuật, kỹ thuật và đơn vị mới được thử nghiệm trên chiến trường 4 vùng chiến thuật. Trong số những cải tiến này là loại xe M-113 được gắn thêm một khẩu đại liên Browning 50. Với lớp giáp khá dầy, tốc độc nhanh, công suất lớn và đặc biệt M-113 có khả năng lội nước rất nhanh, lúc đầu M-113 đã gây rất nhiều khó khăn cho quân GPMN. Thiết giáp của quân VNCH xuất hiện trong lúc quân GPMN còn yếu và vũ khí chống tăng của quân GPMN thô sơ và hiếm. Quân GPMN không có kinh nghiệm chống thiết giáp, vì thế thiết giáp M-113 của quân VNCH rất hữu hiệu và gây cho quân GPMN nhiều khó khăn lúc đầu. Quyết tâm của quân GPMN là phải thắng chiến thuật “thiết xa vận” và “trực thăng vận” của quân VNCH. Tâm lý bộ đội lúc đầu còn sợ xe bọc thép M113 của quân VNCH bởi chúng rất lợi hại, cơ động nhanh, đi được ở dưới nước.
Toàn quân khu lúc ấy phát động phong trào “dùng súng bộ binh tiêu diệt xe M113 của quân VNCH”. Với tinh thần sáng tạo và ý chí kiên cường, quân GPMN đã sáng tạo ra nhiều cách đánh. Quân GPMN đào hầm hố trên các con đường ở miền Tây, những mìn bẫy chống tăng được gài hàng dọc hoặc tại những chỗ quẹo. Sau đó, quân GPMN được chi viện thêm các loại vũ khí mới như loại lựu đạn chống tăng PGN-2 bắn từ AK 47; súng chống tăng B-40, B-41. Thậm chí đạn AK-47 cải tiến cũng có thể xuyên thủng được vỏ nhôm của M-113 vốn dùng để chống lại bụi phóng xạ hạt nhân. Trong trận Ấp Bắc tháng Giêng 1963, hàng loạt M-113 đã bị bắn hạ, rất nhiều xạ thủ đại liên tử trận nên và một số xe M-113 bị bắt sống, quân VNCH đã phải cải tiến M-113 rất nhiều trong đó có việc chế ra cái tấm chống đạn bao quanh xạ thủ đại liên hay gắn thêm lưới B-40, bao cát. Như vậy M-113 không còn đáng sợ nữa. Có câu chuyện do các cựu binh kể lại rằng sau này khi hay tin du kích bắn hạ được xe M113, những người Hoa kiều ở Chợ Lớn lần tìm đến Củ Chi đặt hàng mua một số linh kiện máy móc và vỏ nhôm. Cứ mỗi chiếc anh em du kích bán được 10.000-15.000 đồng, đủ mua gạo mắm, thuốc thang cho cả đại đội ăn trong cả tuần. “Làm ăn” được đến nỗi khi cạn kiệt lương thực, thực phẩm thì anh em bộ đội, du kích cứ nhong nhóng chờ bọn xe lội nước M-113 đến để kiếm tiền “cải thiện”.
Xe M-113 trong lực lượng tăng - thiết giáp quân đội nhân dân Việt Nam
Ngay từ khi quân VNCH dùng xe tăng thiết giáp để đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam, quân GPMN đã nghĩ đến việc xây dựng lực lượng tăng thiết giáp tại miền nam để chống lại chúng. Với truyền thống quân tay không giết giặc, lấy vũ khí địch đánh địch quân GPMN đã bắt sống nhiều xe tăng quân VNCH, thậm chí có đơn vị đặc công táo bạo tập kích bãi đậu xe quân VNCH và lái xe chiến lợi phẩm về căn cứ an toàn. Trận đánh xe tăng đầu tiên tại miền nam của quân GPMN diễn ra vào ngày …. Với sự “tham chiến” của lực lượng “hỗn hợp” tăng – thiết giáp gồm 4 xe: M-24, M-41, M-8 và M-51. Quân VNCH đã thực sự bất ngờ và hỏang lọan xe tăng của “Việt Cộng”. Sau này trứơc khi những xe tăng bơi PT-76 xuất hiện ở trận Làng Vây, quân GPMN đã có trong quân GPMN vài chục chiếc xe tăng M-41 và thiết vận xa M-113 làm vốn để xây dựng nên những binh đòan tăng – thiết giáp hòan chỉnh.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tại Đà Nẵng trứơc sức tấn công nhanh và mãnh liệt của quân giải phóng quân VNCH đã bỏ lại hàng trăm xe tăng và thiết giáp còn nguyên vẹn, trong đó phần nhiều là M-113, M-41, quân GPMN sử dụng ngay những chiếc xe này để đánh quân VNCH.
Sau khi giải phóng miền Nam, quân GPMN thu được hàng ngàn xe tăng – thiết giáp các loại của quân VNCH còn sử dụng được, trong đó theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài – còn khỏang 500 xe tăng M-113 còn sử dụng được.
Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, quân GPMN sử dụng rất nhiều xe M-113 cùng với T-54/55 để đánh Khmer Đỏ, M-113 được xem là lực lượng xung kích chủ yếu trong lực lượng tăng – thiết giáp trong thời kỳ đó và tỏ ra rất hiệu quả trong tấn công. Hiện nay trong khi các loại tăng chiến lợi phẩm như M-41, M-48 gần như không còn phục vụ nữa, thì M-113 vẫn còn là lực lượng chủ yếu trong binh chủng tăng – thiết giáp Việt Nam. Tuy nhiên do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M-113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều, hiện tại con số M-113 còn họat động không được chính xác, theo một số nguồn tin con số này là khỏang 200.
Hiện nay QĐNDVN đã từng bước hiện đại hóa số M-113 còn lại bằng cách gửi ra nước ngoài và thay thế các phụ tùng đã hư hỏng bằng thiết bị dễ kiếm từ các nguồn khác trong lúc Mỹ vẫn còn chưa có quan hệ quân sự sâu rộng với Việt Nam. Về vũ khí Việt Nam hầu hết đã thay thế súng Mỹ bằng súng Nga, cụ thể là thay đại liên Browning .50 bằng đại liên 12,7 mm. M-113 sẽ còn phục vụ trong lực lượng lâu dài trong điều kiện Việt Nam còn khó khăn trong việc trang bị mới bằng một loại xe APC tương đương với M-113.
Tài liệu tham khảo
Fas.org
Vietbao.com
Tiengiang.gov.vn
Chống xe tăng bằng vũ khí bộ binh. Nxb Quân đội, 1979.
( theo vndefence.info )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét