Về phương diện cơ thể học, từ “màng trinh” dùng để chỉ miếng da mỏng chắn ở cửa âm đạo. Màng trinh có các đặc tính khác nhau tùy từng người như:
- Về độ dày, mỏng: Có người màng trinh quá mỏng, đã bị rách vô tình từ thời thơ ấu. Có người màng trinh quá dày, không thể giao hợp được ( phải giao hợp trong tư thế đặc biệt hay phải nhờ bác sĩ can thiệp để rạch màng trinh)
- Lỗ màng trinh (để hàng tháng máu kinh nguyệt thoát ra ngoài) cũng có nhiều dạng:
- Dạng một lỗ: có thể có lỗ hình bán nguyệt, hình trăng lưỡi liềm hay hình tròn.
- Dạng nhiều lỗ: hình tròn
Cũng có trường hợp mành trinh không có lỗ, khi hành kinh máu không có lỗ thoát ra. Vì vậy, từ khi bắt đầu tuổi dậy thì, hàng tháng tới kỳ kinh thiếu nữ bị đau bụng dữ dội. Do máu ứ đọng trong âm đạo nên khi khám ở tư thế phụ khoa sẽ thấy màng trinh căng phồng lên, màu trắng ngà giống như trứng vịt luộc đã lột vỏ. Điều trị bằng phẫu thuật để lấy hết máu ứ đọng ở âm đạo ra, sau đó tạo hình cho lỗ màng trinh cho kinh nguyệt có chỗ thoát ra ngoài thì hàng tháng thiếu nữ sẽ hết đau bụng. Cũng có trường hợp đặc biệt, người con gái sinh ra đã không có màng trinh bẩm sinh. Vì vậy không có màng trinh không có nghĩa là không còn trinh nguyên.
Trinh nguyên là khái niệm về xã hội hay luận lý, vì thế không thể hoàn toàn đem y học phán xét sự trinh nguyên được. Y học chỉ có thể nhận biết thiếu nữ còn màng trinh hay không mà thôi, bằng cách khám ở tư thế phụ khoa. Tuy nhiên, còn màng trinh lại không có nghĩa là người con gái còn trinh nguyên, chưa hề quan hệ tình dục với đàn ông. Vì có thể quan hệ qua một vài cơ quan, bộ phận khác… hay đã giao hợp rồi nhưng lại nhờ bác sĩ chuyên khoa vá màng trinh.
Thế nào là người con gái còn trinh nguyên? Như đã nói:Trinh nguyên là motọ khái niệm xã hội học, do đó thay đổi theo quan điểm của từng người, từng thời đại. Thiển cận và hẹp hòi như anh chàng Thân đối với cô Loan trong tác phẩm Đoạn Tuyệt, là tìm vết máu trong đêm tân hôn. Nếu gặp một cô gái không còn trinh, cố tình “đối phó” bằng cách dự tính sao cho ngày cưới (hay lễ hợp cẩn) xảy ra sau khi vừa dứt kinh thì vẫn còn một ít máu sau khi giao hợp. Còn cho rằng “đau và có máu” xảy ra ở trinh nữ thì nếu gặp ông chồng quá mạnh bạo hoặc người phụ nữ đang viêm âm đạo thì khi giao hợp vừa đau lại vừa có máu. Vì vậy, có vết máu và đau không nhất thiết chỉ xảy ra ở người con gái lần đầu tiên giao hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét